Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều



nguồn: newvietart.com/index4.101.html

Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn trường tân thanh, tác phẩm đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hóa thế giới. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên, trước Phan Ngọc, chưa có một công trình ngôn ngữ học nào nghiên cứu về phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều. Giáo sư là người đầu tiên thực hiện công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Nội dung trọng tâm của cuốn sách này là phân tích, lý giải những cống hiến của một nhà thơ, một thiên tài, một tấm lòng trong thiên hạ. "Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tiếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết, không có ai là ngoại lệ" (Georges Boudarel).

Viết về một kiệt tác không có gì là khó khăn, nhưng để viết làm sao vừa hay, vừa lạ, vừa chất, vừa có giá trị lại là một chuyện hoàn toàn khác. Viết về một nhà văn nổi tiếng thì có hàng nghìn tư liệu để viết, nhưng viết làm sao để người ta nhớ tới mình, cảm ơn mình, viết làm sao để không thẹn với tác giả ấy, ngòi bút ấy hay chính ngòi bút của mình thì lại là một chuyện cần phải tốn nhiều giấy mực. Trong viết văn cũng giống như vậy. Một nhà văn khi xây dựng phong cách của mình, có những yếu tố vay mượn và có những yếu tố sáng tạo. Phong cách một nhà văn, dù có vĩ đại đến đâu, cũng phải phản ánh phong cách thời đại. Nguyễn Du có một kiểu lựa chọn riêng, không giống kiểu lựa chọn của Thanh Tâm Tài Nhân, và GS.Phan Ngọc đi tìm lý do giải thích kiểu lựa chọn của Nguyễn Du. Đây là một điểm tốt cho con đường tiếp cận Truyện Kiều và Nguyễn Du của tác giả.

Nguyễn Du cũng là một con người của thời đại, ông có những cách lựa chọn mà thời đại khuyến khích ông. Qua tác phẩm cũng như qua chính cuốn sách này, ta sẽ thấy rõ tính thời đại của nghệ thuật ông. Dẫu sao, nghệ thuật của ông cũng thể hiện sâu sắc nhất và điển hình nhất nghệ thuật của thời đại, qua đó lại thấy được phong cách thời đại... Việc đặt Nguyễn Du vào sự đối lập với các văn hào của thế giới cũng là một phương pháp nghiên cứu quan trọng, bởi qua đó ta chứng minh được sự vĩ đại của Nguyễn Du. Vì thế, Phan Ngọc nghiên cứu đánh giá trên nhiều khía cạnh: vấn đề tư tưởng, phương pháp tự sự, bố cục theo yêu cầu của kịch, ngôn ngữ, câu thơ, ngữ pháp...

Mặc dù bản thảo cuốn sách Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều được Phan Ngọc hoàn thành năm 1965, hai mươi năm sau (1985) cuốn sách mới được ra mắt bạn đọc ở nhà xuất bản Khoa học xã hội, bởi như tác giả nói "còn để bổ sung hoặc sửa chữa hệ thống thao tác". Và cũng có thể là nó gặp rất nhiều những thách thức mà một tác phẩm "vượt thời" luôn mắc phải. Tuy nhiên, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: "Cuốn sách vẫn sừng sững như một thách thức". Phải, nó cũng thách thức chính những người đang nghiên cứu, đang muốn tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Truyện Kiều là một niềm tự hào của dân tộc Việt "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều..." (Dương Quảng Hàm). Ca dao lại có câu:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống chè Mạn Hảo, xem Nôm Thúy Kiều.

Nói thế để chúng ta biết Truyện Kiều có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống dân tộc, vì vậy việc hiểu Truyện Kiều đối với thế hệ chúng ta ngày nay là một điều cực kì cần thiết. Chúng ta không thể khơi khơi nói rằng Truyện Kiều rất hay, Nguyễn Du rất tài được. Chúng ta phải hiểu cái hay đó như thế nào? Cái tài đó thể hiện ở đâu? Đây cũng là một kho báu văn hoá mà những ai muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè năm châu.

Tôi từng quen một giảng viên của đại học California, bà đang nghiên cứu về Truyện Kiều trên báo chương Việt Nam. Tôi thực sự rất phục lòng kiên trì của bà khi tìm hiểu về một tác phẩm nổi tiếng như vậy. Vì nó nổi tiếng nên số lượng các bài viết về nó nên báo chương 3 thế kỉ nay thực sự là một con số khổng lồ. Nhưng bà nói: yêu và say mê. Đơn giản vậy thôi. Tôi hi vọng sau công trình công phu và nghiêm túc của bà, Truyện Kiều sẽ được nhiều người quan tâm hơn ở ngoài biên giới Việt Nam.

Còn GS. Phan Ngọc, với tình yêu đối với Truyện Kiều, ông đã mang đến cho chúng ta một cuốn sách khơi rất nhiều suy nghĩ mới về một kiệt tác của một thiên tài theo hướng mở. Nếu bạn là một người nghiên cứu văn chương thực sự, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều những nhận định mang tính luận đề. Bạn sẽ có cơ hội chứng minh hoặc phản bác. Nếu bạn là một người yêu văn chương hay đơn giản là yêu Truyện Kiều, thích Nguyễn Du, bạn cũng có thể thấy được những yêu ghét của cuộc đời dành cho tác phẩm này để rồi ngẫm nghĩ và thích thú.

Hãy đọc để thấy Nguyễn Du và Truyện Kiều thực sự đáng được muôn đời tôn vinh...

Hạnh Lê

nguồn: http://ngoisao.net/News/Truyen-hay/2010/04/3B9CF18B/

Sao chẳng ai chịu hiểu con?

Smrithi khóc òa, lao vào phòng riêng và đóng sầm cửa lại, nức nở: 'Sao chẳng ai chịu hiểu con! Chẳng có ai yêu con cả!'. Câu chuyện bắt đầu chỉ với một khúc mắc nhỏ: Mẹ Smrithi muốn cô bé mặc bộ váy truyền thống để đi cùng bố mẹ tới dự lễ cưới, còn cô bé lại muốn mặc quần áo dài vì quần áo dài không gò bó, và nhất là cô bé cảm thấy mình xinh hơn trong bộ đồ đó.

Trước thái độ khăng khăng của cô con gái tuổi teen, mẹ cô bé mất hết kiên nhẫn và đã nặng lời với cô. Xung đột giữa cha mẹ và con cái thường xảy ra chỉ vì những chuyện tưởng chừng vụn vặt như thế!

Bất kì một người bình thường nào cũng sẽ "được" trải qua một giai đoạn cực kì thú vị trong đời người. Trong giai đoạn đó, những thay đổi tâm sinh lí lần đầu tiên được ghi nhận. Người trong cuộc hoang mang, trở thành một chú ốc sên ngơ ngác giữa cuộc đời rộng lớn. Người xung quanh băn khoăn, khó hiểu dẫn đến ngờ vực, ngộ nhận... Người cần được giúp đỡ thì thu mình, xấu hổ không dám thắc mắc, người nên giúp đỡ, cảm thông thì lại cảm thấy khó chịu, cấm đoán... Khi con cái bạn bắt đầu vào tuổi dậy thì con bạn cư xử như thế nào? Và bạn sẽ đối xử với chúng ra sao? Chúng ta hãy tìm câu trả lời trong cuốn sách của S. Yamuna - "Sao chẳng ai chịu hiểu con".

Những xung đột chưa được giải quyết trong suy nghĩ của một trẻ vị thành niên luôn biểu hiện ở việc học hành sa sút hoặc thay đổi lối cư xử. Các bậc cha mẹ cần nhận ra sự thay đổi này ở con cái và nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý nếu nghiêm trọng. Nếu cha mẹ biết xử lý tình huống đó đúng phương pháp, có sự hướng dẫn thì sẽ ngăn được sự thay đổi trong hành xử của con cái. Việc giúp đỡ con vượt qua giai đoạn nhạy cảm của tuổi vị thành niên phụ thuộc rất lớn vào phương pháp giáo dưỡng của cha mẹ, trừ trường hợp đứa trẻ đã gặp những khó khăn bất thường từ nhỏ.

Cuốn sách đưa ra một số vấn đề quan trọng thường gặp ở trẻ vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi như:
- Tuổi vị thành niên thời kỳ chuyển giao.
- Giáo dưỡng trẻ vị thành niên.
- Chuyện học hành.
- Trẻ vị thành niên với vấn đề giới tính và tình dục.
- Chăm sóc sức khỏe vị thành niên.
- Kĩ năng sống.
- Khoảng cách giao tiếp.

Vị thành niên là giai đoạn hình thành nhân cách, vì vậy, bố mẹ phải tạo sự thoải mái để con cái cũng cảm thấy có thể dễ dàng bày tỏ về những nỗi buồn, niềm vui trong những mối quan hệ rất mới mà chúng đang nuôi dưỡng, chăm chút cũng như những băn khoăn mà chúng không thể nói cùng ai.

Đừng nhắc đến những cụm từ đầy cứng nhắc như: giáo dục cho trẻ vị thành niên, chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên, những điều trẻ vị thành niên nên biết... Dĩ nhiên bọn trẻ cần những điều đó nhưng không phải là mang tính chất sư phạm, như một bài thuyết giảng khiến chúng từ ngượng ngùng đến chán nản. Hãy nói chuyện với chúng như một người bạn, một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu chúng.

Tác giả cuốn sách - tiến sĩ S.Yamuna là một bác sĩ chuyên khoa trẻ em và thanh thiếu niên. Bà có thể cố vấn về những vấn đề liên quan đến tuổi vị thành niên như phát triển tâm, sinh lý, các vấn đề xã hội hay tình dục cho trẻ vị thành niên. Bà từng làm cố vấn cho rất nhiều tổ chức về tăng cường nhận thức về sức khoẻ và phát triển của tuổi vị thành niên cho cha mẹ, thày cô giáo, các bác sĩ nhi khoa, chuyên khoa cũng như các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào những ví dụ chân thực và sống động trong cuốn sách. Những ví dụ này mang đến cho bạn những giải pháp cho bạn và những đứa con thân yêu.

Sao chẳng ai chịu hiểu con là cuốn sách thực sự cần thiết cho những ai đang làm phụ huynh của những cô bé, cậu bé tuổi từ 10 đến 19 đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ sự phụ thuộc vào bố mẹ để trở thành một người trưởng thành thực thụ.

Hạnh Lê
nguồn: http://ngoisao.net/News/Truyen-hay/2010/04/3B9CF0E5/

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Lễ tốt nghiệp


tiền, tiền và... ta

trả đồ xong và đi lượn

với Nụ

chào tất cả các bạn, hãy bình chọn cho tôi... hihihi

ăn quà vặt số 1


người "mấu" diễn...


con đường xưa em đi...




trước cantin


hay ngồi ăn chè ở cái ghế này lắm


giờ Hà cũng tốt nghiệp rồi




HOA XINH, VÁY XINH, NGƯỜI CŨNG... XINH XINH


Con bé bảo "không biết đến lúc nò mới được như chi?" Vậy mà nó sắp hết năm 3 rồi!


happy


mẹ yêu



tạo dáng chán quá


Khánh Khùng nhìn rạng ngời luôn




chỉ thấy cột mà không thấy... cờ(dù đang ngồi ở cột cờ)


không tung mũ vì sợ làm bẩn sẽ bị phạt. Hihihi



sân trường hôm ấy...


"nhíp ảnh gia" Khánh heo cũng bon chen


cùng với Thẹ và Vân - 2 tên cùng nhà


không có xe nhưng mắc mớ gì không điệu một tí


lúc nào cũng như vui lắm í


bên mẹ

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Đi chơi để... tạm biệt Xì phố

trước Rex hotel nhưng mà ko thấy nó đâu chỉ thấy 2 đứa ngố

đêm Bến Nghé

xanh


chiều rồi


thấy người ta anh hùng mình cũng... bắt quàng làm họ


bên bộ trang phục cưới của người Hoa. rất đẹp (bộ trang phục ấy)


mệt roài!!!


Và em bên hoa


em xinh em đứng cạnh... thùng rác em vẫn... TƯƠI


điệu một tí trong bưu điện Sài Gòn




với cô và Thẹ trong ngày tốt nghiệp. Ảnh chụp trước nhà trọ

ngày bảo vệ... hồi hộp, khớp và vui...












nhớ quá đi mất...